Nguyên nhân, triệu chứng gây Đau cổ vai gáy – đau thần kinh cánh tay
Đau vai gáy thông thường do
+ Thoái hóa cột sống cổ: đau vai gáy mỏi âm ỉ,đau tăng khi vận động, khi thời tiết thay đổi; bệnh sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
+ Thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ: Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, thường đau lan tê xuống tay là triệu chứng của đau thần kinh cánh tay
+ Đau vai gáy cấp do bị nhiễm lạnh, thường lúc sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng.
Trường hợp hiếm do các bệnh lý thiểu năng vành, u đỉnh phổi…
Đối tượng nguy cơ bệnh Đau cổ vai gáy – Đau thần kinh cánh tay
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy như:
- Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng thường mắc phải bệnh này.
- Những đối tượng bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
- Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết
Phòng ngừa bệnh Đau cổ vai gáy – đau thần kinh cánh tay
Để phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy có thể kể đến một số biện pháp sau:
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
- Cần có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
- Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Đau cổ vai gáy – đau thần kinh cánh tay
Để chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các phương pháp sau:
- Kiểm tra tiền sử bệnh để loại trừ các khả năng bệnh khác;
- Khám lâm sàng dựa trên triệu chứng bệnh
- chụp X quang, cộng hưởng từ cột sống cổ
Các biện pháp điều trị Đau cổ vai gáy – đau thần kinh cánh tay theo Y học cổ truyền lành tính
Có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp:
- Khi bệnh nhẹ, đau vai gáy cấp do lạnh hoặc làm việc nặng cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay cổ, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn, khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại và xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, châm cứu trị liệu giảm đau cổ bệnh khỏi sau 2 -3 ngày.
- Khi bệnh ở mức độ vừa, đau vai gáy mãn tính, thoái hóa cột sống cổ sử dụng các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt để giảm đau dây thần kinh, giãn cơ, kết hợp thuốc đông y trừ phong hàn, tăng lưu thông tuần hoàn giúp giãn cơ, bổ xương khớp.
- Ở mức độ bệnh nặng có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần sử dụng các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn cột sống cổ để giảm chèn ép thần kinh giảm tê tay và dùng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, bổ thần kinh hồi phục tổn thương thần kinh bị chèn ép kết hợp thuốc đông y tăng lưu thông máu huyết, giảm tê bì.
- Bệnh đau cổ vai gáy có trường hợp đau mãn tính, đau vai gáy hàng ngày thường do cơ thể suy nhược cần kết hợp với thuốc bổ đông y bổ xương khớp để nâng cao thể trạng cơ thể, nâng sức chống chịu cơ xương khớp, giúp bệnh khỏi được lâu dài
Phòng khám Y học cổ truyền Hải Yến kết hợp bài thuốc cổ phương và bài thuốc kinh nghiêm điều chế từ các thảo dược đạt an toàn dược phẩm
Rất nhiều case bệnh đau cổ gáy – đau thần kinh cánh tay đã được điều trị hiệu quả tại phòng khám y học cổ truyền Hải Yến
@bacsi_haiyen.yhct điều trị đau tê nóng bàn tay trong hội chứng cổ vai tay bằng châm cứu vật lý trị liệu và thuốc đông y #yhoccotruyenhaiyen #hoichungcovaitay #VivaVideo
Bài tập vận động cột sống cổ + hội chứng cổ – vai – tay
Tư thế chuẩn bị
Người tập ngồi thư giãn (thả lỏng) trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng hai bên vuông góc, thân mình thẳng, đầu và cổ thẳng, hai vai ngang bằng nhau, hai tay duỗi dọc theo thân, trọng lượng dồn đều lên hai mông và hai chân.
Đặt trước mặt một chiếc gương có thể soi được toàn thân hoặc từ thắt lưng trở lên để có thể tự kiểm tra các động tác. Nơi tập cần thoáng, đủ ánh sáng, yên tĩnh để người tập không bị phân tán trong khi thực hiện các bài tập.
I. Tập cột sống cổ chủ động
1. Gấp và duỗi cột sống cổ
Từ vị trí trung gian nói trên người tập từ từ cúi đầu về phía trước (gấp cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm sát vào ngực nếu có thể) kết hợp với thở ra hết. Sau đó, người tập từ từ ngửa đầu ra phía sau (duỗi cột sống cổ) càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (mặt song song với trần nhà nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, rồi tiếp tục tập lại động tác gấp và duỗi như đã làm ở trên.
2. Nghiêng cột sống cổ sang bên phải và bên trái
Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị, người tập từ từ nghiêng đầu và cổ sang bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên phải chạm vai phải nếu có thể), kết hợp với hít vào sâu,… Sau đó từ từ nghiêng đầu và cổ sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (tai bên trái chạm vai trái nếu có thể), kết hợp với thở ra hết, rồi tiếp tục tập lại động tác nghiêng sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên,…
3. Quay cột sống cổ sang bên phải và sang bên trái
Từ vị thế ngồi như trên trong tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập quay mặt từ từ sang phía bên phải càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai phải nếu có thể) kết hợp với hít vào sâu, sau đó,… Từ vị trí này, người tập từ từ quay mặt sang phía bên trái càng nhiều càng tốt cho đến mức tối đa (cằm ngang với mỏm vai trái nếu có thể) kết hợp với thở ra hết, rồi lại tập quay sang bên phải và bên trái như đã làm ở trên.
4. Vận động đầu và cổ ra phía trước và về phía sau
Từ vị thế ngồi ở tư thế chuẩn bị ban đầu, người tập vận động “đưa” đầu ra phía sau đến mức tối đa (kết hợp với hít vào), sau đó “đưa” đầu ra phía trước đến mức tối đa (kết hợp với thở ra), rồi tiếp tục tập lại như đã làm ở trên.