Triệu chứng đau lưng – đau thần kinh tọa
Triệu chứng đau lưng thông thường:
- Đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng
- Đau lưng âm ỉ
- Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân – là triệu chứng đau thần kinh tọa
- Đôi khi người bệnh bị tê ran và ngứa chân
- Khó khăn trong việc di chuyển, các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc vận động mạnh, quá sức
Nguyên nhân đau lưng – đau thần kinh tọa
Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc do hoạt động hàng ngày sai tư thế. Dưới đây là 1 số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến đau lưng:
Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường. Biểu hiện ban đầu là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Ngoài ra, một số người bệnh còn xuất hiện cơn đau nhức từ sống lưng lan xuống mông, đùi và bàn chân.
Thoái hóa cột sống: gây ra những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, kèm theo dáng đi không bình thường, cảm giác khó chịu, lưng có dấu hiệu còng xuống.
Loãng xương: Nếu cơn đau diễn ra dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, kèm theo triệu chứng “lùn” đi khoảng 2cm trở lên…là những dấu hiệu cảnh báo loãng xương.
Viêm khớp: Bệnh viêm khớp có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng thường xảy ra ở phần thắt lưng phổ biến nhất.
Sỏi thận: Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường thấy đau từng cơn dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Gai cột sống: gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do các gai xương đã chèn ép lên dây thần kinh. Trường hợp nghiệm trọng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động ở các vùng bị ảnh hưởng.
Đau thần kinh tọa: có thể xuất hiện do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau diễn ra từ từ hay đột ngột với tính chất âm ỉ hay dữ dội. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng vận động ở vùng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý đã được nêu ở trên, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố dưới đây:
Thoái hóa tự nhiên: Khi tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp càng gia tăng, gây chèn ép lên rễ thần kinh, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau ở vùng lưng.
Chấn thương: chấn thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể dục thể thao sai tư thế, ngã từ trên cao tác động lên cột sống,… Trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau lưng ở phần mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành các gai xương, chèn lên dây thần kinh khiến bạn đau lưng.
Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng hoặc ngồi lâu cũng là nguyên nhân bị đau lưng.
Stress: Đây cũng là một trong những yếu tố khiến bạn gặp phải những cơn đau lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Bẩm sinh hoặc do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị đau lưng mãn tính thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
Cách điều trị bệnh đau lưng bằng Y học cổ truyền lành tính
Có nhiều cách để điều trị đau lưng, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp:
- Khi bệnh nhẹ, đau lưng cấp do lạnh hoặc làm việc nặng cần tránh cố gắng vận động, đi đứng,ngồi lâu, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn, khi đi ngủ, chườm ấm vùng đau, chiếu đèn hồng ngoại và xoa bóp nhẹ nhàng 15 – 30 phút, châm cứu trị liệu giảm đau lưng sẽ khỏi sau vài ngày.
- Khi bệnh ở mức độ vừa, đau lưng mãn tính, thoái hóa cột sống thắt lưng sử dụng các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt để giảm đau dây thần kinh, giãn cơ, kết hợp thuốc đông y trừ phong hàn, tăng lưu thông tuần hoàn giúp giãn cơ, bổ xương khớp.
- Ở mức độ bệnh nặng có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần sử dụng các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, kéo giãn cột sống cổ để giảm chèn ép thần kinh giảm tê chân và dùng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, bổ thần kinh hồi phục tổn thương thần kinh bị chèn ép kết hợp thuốc đông y tăng lưu thông máu huyết, giảm tê bì.
- Bệnh đau lưng có trường hợp đau mãn tính, âm ỉ hàng ngày thường do cơ thể suy nhược cần kết hợp với thuốc bổ đông y bổ xương khớp để nâng cao thể trạng cơ thể, nâng sức chống chịu cơ xương khớp, giúp bệnh khỏi được lâu dài
Phòng khám Y học cổ truyền Hải Yến kết hợp bài thuốc cổ phương và bài thuốc kinh nghiêm điều chế từ các thảo dược đạt an toàn dược phẩm
Những bệnh nhân đã đến phòng khám Y học cổ truyền Hải Yến điều trị đau lưng rất nhiều và hiệu quả mang lại đỡ đau lưng được lâu dài
@bacsi_haiyen.yhct cải thiện đau tê chân do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được 40 – 50% sau 2 buổi trị liệu #yhoccotruyenhaiyen
Phòng đau lưng tái phát
- Đeo đai bảo vệ cột sống lưng hàng ngày, giảm lực chèn ép vào vùng lưng và sai tư thế vận động ảnh hưởng đến cột sống lưng
Châm cứu, Vật lý trị liệu giúp căng cơ và thuốc đông y, hạn chế tình trạng tái phát các cơn đau lưng, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, đồng thời giảm đau, tăng lưu thông máu và giải nén dây thần kinh. Sau khi kết thúc vật lý trị liệu, người bệnh nên duy trì các bài tập ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.