Những điều cần lưu ý khi có SỎI THẬN – SỎI NIỆU QUẢN
Chỉ định can thiệp ngoại khoa của SỎi NIỆU QUẢN khi:
Sỏi niệu quản > 1cm;
SNQ có nhiễm khuẩn đường tiết niệu kéo dài hay tái phát;
Không đáp ứng với thuốc giảm đau;
Điều trị dùng thuốc nội khoa thất bại (6- 12 tháng)
Ảnh hưởng chức năng thận (suy thận).
Chỉ định can thiệp ngoại khoa SỎI THẬN khi: Sỏi thận có nhiều đợt nhiễm trùng tiểu kéo dài hay tái đi tái lại.
Sỏi thận không triệu chứng và kích thước từ 10 đến 20 mm
Sỏi thận kích thước từ trên 20 mm.
Ngoại khoa với phương pháp khá hiệu quả là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi hay tái phát
Vậy những trường hợp SỎI THẬN – SỎI NIỆU QUẢN chưa cần can thiệp ngoại khoa thì sẽ điều trị như thế nào?
+ Thuốc Tây y cơ bản là giảm đau, chống nhiễm khuẩn, giảm co thắt…
+ Thuốc Đông y có tác dụng bào mòn sỏi, sát khuẩn đường niệu, tăng đào thải giúp đẩy sỏi ra ngoài. Ngoài ra còn có thêm thành phần bổ can thận, hồi phục sức khỏe, chống tạo sỏi lại.
Kết hợp điều trị giữa Y học hiện đại và y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao nhất.
Nhiều người bệnh tự ý dùng thuốc đông y không đảm bảo chất lượng hoặc điều trị không đúng cách nên sỏi vẫn to lên, buộc phải phẫu thuật.
Các vị thuốc đông Y giúp điều trị SỎI THẬN – SỎI NIỆU QUẢN thường dùng:
– Kim tiền thảo: Tác dụng của loại cây này là chữa sỏi thận, bài thạch, thông lâm, lợi tiểu, đái buốt và đái dắt.
– Trạch tả còn gọi là mã đề nước. Công dụng chính là thông tiểu tiện, chữa phù thũng, đái buốt.
– Ngưu tất. Công dụng chữa ứ huyết đặc biệt là chữa tiểu tiện ra máu rất tốt.
– Sa tiền tử – hạt của cây bông mã đề, có tác dụng chữa phù thũng, ứ tiểu tiện và lợi tiểu.
– Kê nội kim có tác dụng bào sỏi đường niệu rất tốt.
– Ngoài ra tùy vào cơ địa mỗi người, bài thuốc còn được phối hợp thêm các loại thuốc khác để bổ can thận, giảm đau lưng, tránh ảnh hưởng sinh lý, chức năng gan, thận.
Các vị thuốc thanh nhiệt tiêu viêm, Hoặc cầm máu tiêu viêm trường hợp đái ra máu, đái ra sỏi, bị ứ huyết.
Các vị thuốc được dùng thường từ 12 – 16gr đem sắc. Từ 3 – 4 bát nước sắc còn 1 bát cho bệnh nhân uống. Liều 2 lần/ ngày. Liệu trình điều trị thông thường là 1 – 3 tháng. Sau khi xong liệu trình 1 tháng, bệnh nhân tới bác sĩ Y học cổ truyền kiểm tra lại, sỏi kích thước giảm đi, hoặc đã hết thì chuyển sang thuốc chống tạo sỏi lại.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa nguy cơ sỏi thận – sỏi niệu quản tái phát, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt:
– Các loại thuốc thường tạo sỏi giảm đau như C sủi có chất gây carbon người bị bệnh thận không nên dùng.
– Uống nhiều nước (1,5 – 2 lít nước/ngày), ăn nhiều hoa quả tươi,
– Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật như thịt, trứng, cá…các loại thức ăn như đậu phụ cũng không nên ăn sẽ dễ gây tạo sỏi.
– Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều axit oxalate như soda, trà đá, chocolate, dâu tây, các loại hạt…
– Hạn chế sử dụng đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều caffeine
– Giảm lượng muối ăn hàng ngày, trung bình không nên quá 6gr/ngày. Không nên ăn mặn.
– Khám sức khỏe định kỳ.
Phòng sỏi tái phát rất quan trọng đối với những người bị SỎI THẬN – SỎI NIỆU QUẢN
Bác sĩ ra mắt loại trà phòng SỎI dùng tiện lợi hàng ngày này nhé!
Thuốc Y học cổ truyền điều trị SỎI THẬN, SỎI NIỆU QUẢN giúp giảm kích thước sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu, chống tạo sỏi lại, bổ thận, khỏe cơ thể rất hiệu quả!
1.Bệnh nhân nam, sỏi niệu quản trên kt 10mm đang có cơn đau niệu quản, đau lưng, mệt mỏi.
Sau 1 tuần dùng thuốc đông y, đồng nghiệp gọi điện bảo: em ơi sỏi của anh xuống được đoạn giữa rồi, không còn đau như trước, em cho anh dùng thêm thuốc nhé!
2. Cô có sỏi san hô to trong thận, thường xuyên bị nhiễm khuẩn tiết niệu do sỏi gây ra và thỉnh thoảng sỏi di chuyển gây ra những cơn đau quặn thận. Quan trọng trong trường hợp sỏi luôn có trong người này là bào mòn sỏi, dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và chống viêm thận để không làm hẹp đường niệu quản ảnh hưởng đến chức năng thận. Thuốc đông y bài sỏi, chống viêm đường tiết niệu dùng hàng ngày đạt hiệu quả tối ưu.